Trang chủ

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Luyện toán 3 (đối tượng: đại trà)


PHIẾU BÀI TẬP LỚP 3
 (dành cho đối tượng đại trà)
Bài 1. Tìm x, biết:
a)     234 – x = 123      594 + x = 823               234 : x = 3           414 : x = 9
b)   x x 2 = 366            x x 7 = 287                  x x 5 = 560          x  x 9 = 369
Bài 2. Số lớn bằng 32, số bé bằng 8. Hỏi số bé bằng một phần mấy số lớn ?
Bài 3. Số lớn bằng 45, số bé bằng 5. Hỏi số lớn bằng bao nhiêu phần số bé ?
Bài 4. Viết số thích hợp vào chỗ trống :
2m = …… cm                7dm = ……cm               1m 2dm = ……dm;
2dm = …… cm              2dm 2cm = ……cm       3m 2dm = ……dm;
4m = …… dm                3dm 7cm = …… cm      7m 2cm = ……dm.
Bài 5. Muốn tính chu vi hình vuông ta làm như thế nào ?

Bài 6. Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào ?
Vận dụng 
  1. Tính chu vi h×nh vuông, biết :
a)     Cạnh 6cm;
b)    Cạnh 7cm;
c)     Cạnh 1dm 3cm;
d)    Cạnh 2m 3cm.
e)     Cạnh 3dm 2cm.
f)      Cạnh 2dm 13cm.
g)    Cạnh 5dm 5cm.
h)    Cạnh 3m 5dm.
  2. Tính chu vi hình chữ nhật, biết:
a)     Chiều dài 4cm, chiều rộng 3cm;
b)    Chiều dài 12cm, chiều rộng 7cm;
c)     Chiều dài 1dm 2cm, chiều rộng 6cm;
d)    Chiều dài 12dm, chiều rộng 8dm.
e)     Chiều dài 30dm, chiều rộng 1m.
f)      Chiều dài 5dm, chiều rộng 8cm.
Bài 7. Một hình vuông có chu vi là 64cm. Tính cạnh hình vuông đó.
Bài 8. Một hình vuông có chu vi là 96cm. Tính cạnh hình vuông đó.
Bài 9. Một hình chữ nhật có chiều dài 15cm, chiều rộng bằng 1/3 chiều dài. Tính chu vi hình chữ nhật đó.
Bài 10. Chu vi của hình chữ nhật là 64cm, chiều rộng bằng 1/3 chiều dài. Tính độ dài mỗi cạnh.

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

Đề ôn toán 4


Toán 4
Câu 1:  
Cho P = 53,2: (x – 3,5) + 45,8
a/ Tính giá trị của P khi x = 7,5.
b/ Tìm giá trị của x để P là số lớn nhất có hai chữ số.
Câu 2:   
Bạn Trinh có 10 quyển sách, tổng số trang của 3 quyển sách bất kì là một số lẻ. Hỏi tổng số trang sách của 10 quyển sách này là số chẵn hay số lẻ?
Câu:  
Cho hai số thập phân là 10,04 và 4,04. Hỏi mỗi số đó cần phải thêm cùng một số nào để được hai số mới có tỉ số là 5/8?
Câu 4:
Trong một mảnh đất hình vuông người ta đào một cái ao thả cá cũng hình vuông. Sau khi đào xong thì diện tích còn lại để trồng trọt là 1280m2. Tìm diện tích ao thả cá biết rằng cạnh của ao kém cạnh mảnh đất là 32m?
Câu 5:
An có 14 cái kẹo, Bình có 12 cái kẹo. Cường có số kẹo bằng trung bình cộng số kẹo của An và Bình. Dũng có số kẹo kém trung bình cộng số kẹo của cả 4 bạn là 6 cái. Hỏi dũng có bao nhiêu cái kẹo?

Số và chữ số


Luyện toán 4 
Câu 1:  
a) Viết các số sau đây:
- Tám triệu lẻ bảy.
- a nghìn; b trăm; chục và d đơn vị.
- Số lớn nhất có 6 chữ số.
- Số liền sau số nhỏ nhất có 5 chữ số.
b) Tìm một số biết rằng nếu đem số đó chia cho 9 thì được thương là 221 và số dư là số dư lớn nhất.
Câu 2:  
Người ta viết các số chẵn liên tiếp có hai chữ số liền nhau thành một số rất lớn như sau: 101214161820... 949698. Hỏi:
a)     Số đó có bao nhiêu chữ số?
b)    Trong số đó có bao nhiêu chữ số 6.
c)     Trong số đó có bao nhiêu chữ số 0.
Câu 3:  
Ở một nhà hộ sinh xã Cẩm Hoàng trong tháng 3 năm 2009 có 32 em bé ra đời. Hỏi có thể nói chắn chắn có ít nhất hai em bé sinh cùng một ngày không?
Câu 4:  
a) Tìm 5 số tự nhiên lẻ liên tiếp có trung bình cộng là 33.
b) Dùng 22 đoạn thẳng, độ dài mỗi đoạn là 1cm, ghép thế nào để có một hình chữ nhật có diện tích lớn nhất? Diện tích hình chữ nhật đó là bao nhiêu?

Đề ôn thi HSG toán 5 (đề 14)


Đề 14
Câu 1:  
a) Tìm một số tự nhiên có 6 chữ số chia hết cho cả 2; 3 và 5. Ghi lại cách đọc số tự nhiên em vừa tìm được.
b) Thực hiện phép tính (có đặt tính)
1,006 x 0,5
8,36 : 0,02
Câu 2:  
Tìm phân số m/n, biết m + n = 3999, m/n sau khi rút gọn bằng 666/667.
Câu 3:  
Vẽ một hình hộp chữ nhật có chiều dài 4,5cm, chiều rộng 3cm và chiều cao 2,5cm. Tính Sxung quanh và thể tích hình hộp chữ nhật đó.
Nếu giữ nguyên chiều dài và chiều rộng nhưng tăng chiều cao lên gấp đôi thì Sxung quanh và thể tích tăng lên mấy lần? Trình bày rõ lí do.
Câu 4:  
Nhà em có một bể chứa nước hình hộp chữ nhật đo trong lòng bể được chiều dài 3m, chiều rộng 1,5m và chiều cao 1,2m. Bể đã hết nước, em vặn vòi cho nước chảy vào bể, vòi nước chảy trung bình mỗi phút được 5 lít nước. Hỏi sau bao nhiêu lâu thì lượng nước bằng 1/5 thể tích của bể.
Câu 5:  
Cho một hình chữ nhật có chiều dài 6cm, chiều rộng 4cm. Hãy dùng 1 nhát cắt (thể hiện trên hình vẽ) để chia hình chữ nhật đó thành 2 hình thang vuông mà diện tích hình thang vuông nhỏ bằng 5/7 diện tích hình thang vuông lớn. Tính diện tích hình thang vuông lớn.

Đề ôn thi HSG toán 5 (đề 13)


Đề 13
Câu 1:  
Cho 4 chữ số: 0, 3, 4, 6.
a) Em hãy viết tất cả các số chẵn có 4 chữ số từ các chữ số đã cho (Mỗi chữ số chỉ xuất hiện 1 lần).
b) Ghi lại cách đọc số lớn nhất và số bé nhất trong các số em vừa viết.
Câu 2:  
Tính nhanh:
a) (1 + 2 + 3 +... + 98 + 99) x ( 3 x 2003 6009)
b) (77 x 5 + 11 x 10 + 5) x (128: 5 – 28/5)
Câu 3:  
Trung bình cộng của ba số là 52. Nửa số thứ nhất gấp đôi số thứ hai. Số thứ ba gấp rưỡi số thứ hai. Tìm số ba đó.
Câu 4:  
Một ô tô đi được 1/2 quãng đường và 50km rồi đi tiếp 1/4 quãng đường nữa thì hết quãng đường. Hãy tính thời gian ô tô đó đi hết quãng đường. Biết rằng một giờ ô tô đó đi được 40km.
Câu 5:  
Chu vi một hình chữ nhật là 220m. Nếu tăng chiều dài 8m, giảm chiều rộng 14m thì chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính diện tích hình chữ nhật đó.

Đề ôn thi HSG toán 5 (đề 12)


Đề 12
Câu 1:  
Tìm một số có 4 chữ số chia hết cho cả 2, 3 và 5. Biết chữ số hàng trăm gấp 2 lần tổng chữ số hàng chục và hàng đơn vị, chữ số hàng nghìn bằng 3/4 chữ số hàng trăm.
Câu 2:  
Cho 4 chữ số 0, 1, 2, 3. Em hãy lập tất cả các số thập phân mà phần thập phân có 1, 2, 3 chữ số và ở mỗi số có đủ 4 chữ số đã cho.
Câu 3:  
Cho 2 số thập phân: 13,32 và 3,24. Hãy tìm số A sao cho khi bớt A ở số 13,32 và thêm A vào số 3,24 ta được hai số có tỉ số là 4.
Câu 4:  
Cho biết số tự nhiên A khi chia cho 25 được số dư là 12. Hỏi phần thập phân của thương trong phép chia này là bao nhiêu?
Câu 5:  
Tuổi của thầy giáo Sơn 5 năm trước đây bằng 2/3 tuổi của thầy giáo trong 5 năm tới. Em hãy giúp Sơn xem tuổi thầy giáo hiện nay là bao nhiêu? Sinh năm bao nhiêu?

Đề ôn thi HSG toán 5 (đề 11)


Đề 11
Câu 1:  
a) Em hãy viết 4 số tự nhiên chẵn chục có hai chữ số khác nhau thành một dãy số.
b) Dùng các chữ số trong các số em vừa xếp thành một số tự nhiên lớn nhất.
c) Ghi lại cách đọc số em vừa viết.
Câu 2:  
a) Em hãy viết số 10 dưới dạng phân số có mẫu số lần lượt là 2; 3; 4; 5.
b) Trong các phân số vừa lập thì phân số nào là lớn nhất? Tại sao?
Câu 3:  
Cho phân số 21/41. Hỏi phải cùng thêm vào cả tử số và mẫu số của phân số đã cho với cùng một số tự nhiên nào để được phân số mới, rút gọn phân số mới đó ta được phân số 5/9?
Câu 4:  
Hãy vẽ một hình chữ nhật bất kì sao cho chiều rộng bằng 1/5 chiều dài.
a) Hãy cắt và ghép lại để được một hình vuông.
b) Giả sử hình chữ nhật em vừa vẽ có tỉ lệ xích 1/100. Vậy thực tế hình chữ nhật đó có kích thước bao nhiêu?
Câu 5:  
Trong lồng có 3 con gồm: 1 gà, 1 vịt, 1 ngan. Biết:
a)     Gà + Vịt = 7kg.
b)    Vịt + Ngan = 9 kg.
c)     Ngan + Gà = 8kg.
Em hãy xem con nào nặng nhất, con nào nhẹ nhất?

Đề ôn thi HSG toán 5 (đề 10)


Đề 10
Câu 1: (2 điểm)
a) Hãy viết tất cả các phân số có: Tích của tử số và mẫu số bằng 100.
b) Cho số thập phân A, khi dịch chuyển dấu phẩy của số thập phân đó sang trái một chữ số ta được số thập phân B. Hãy tìm A, biết rằng A - B = 27,4275.
Câu 2: (2,5 điểm)
Ở một trường học, đầu năm số học sinh nam và nữ bằng nhau. Nhưng trong học kì I đã nhận thêm 19 học sinh nữ và 3 học sinh nam nên số học sinh nữ chiếm 52% tổng số học sinh. Hỏi đầu năm trường đó có bao nhiêu học sinh?
Câu 3: (2,5 điểm)
Một ô tô dự kiến đi từ A đến B với vận tốc 45km/giờ để đến B lúc 11 giờ. Do trời mưa, đường trơn để đảm bảo an toàn giao thông nên mỗi giờ xe chỉ đi được 35km và đến B chậm mất 30 phút so với dự kiến. Tính quãng đường AB?
Câu 4: (3 điểm)
Cho tam giác ABC như hình vẽ. Biết AM = MN = NP; P là điểm chính giữa BC và diện tích tam giác NPC bằng 30cm2.
a) Hãy chỉ ra tất cả các tam giác có chung đỉnh A và tính diện tích các tam giác đó?
b) Kéo dài BN cắt AC ở Q. Hãy chứng tỏ Q là điểm chính giữa AC?

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

Đề ôn thi HSG toán 5 (đề 9)


Đề ôn 9

Câu 1: Cho 4 chữ số 0; 1; 3; 5. Em hãy viết:
a) Các số tự nhiên có 4 chữ số có đủ 4 chữ số đã cho.
b) Các số thập phân có 4 chữ số với đủ 4 chữ số đã cho và phần nguyên có một chữ số.
c) Các số thập phân có đủ 4 chữ số đã cho nhưng nhỏ hơn 1.
Câu 2: An dự thi vào lớp chuyên toán của tỉnh được tổng số điểm là 23. Gồm điểm bài văn, bài toán ngày thứ nhất và bài toán ngày thứ hai. Điểm môn văn bằng 2/3 điểm môn toán ngày thứ nhất và bằng 3/4 điểm môn toán ngày thứ hai. Em hãy tính xem An thi mỗi bài được bao nhiêu điểm?
Câu 3: Bạn An khi thực hiện phép tính chia hai số tự nhiên thì được thương là 7 và dư 189. Tổng của hai số bị chia và số chia, thương và số dư bằng 2449. Em hãy tìm số bị chia, số chia trong phép chia An thực hiện.
Câu 4: Cho tam giác ABC; M là một điểm nằm trên cạnh AB sao cho AM = 1/3 AB; N là một điểm nằm trên cạnh AC sao cho AN = 1/3AC. Một đường thẳng đi qua A cắt MN tại H và cắt BC tại K.
a)     Cho biết diện tích tam giác ABC = 9cm2. Tính diện tích tam giác AMN.
b)    Chứng minh AK = 3AH.

Đề thi HSG toán 5 (đề 8)


Đề 8
Câu 1: (Chưa soạn lại)
Câu 2: a) Cho phân số 29/99. Hãy tìm một số sao cho khi đem tử số và mẫu số của phân số đã cho cộng với số đó ta được phân số tối giản bằng phân số 1/3.
b) Cho phân số 5/11. Hỏi phải thêm vào mẫu số bao nhiêu và bớt tử số bấy nhiêu để được phân số mới bằng 1/3.
Câu 3: Tìm số có hai chữ số sao cho nó lớn hơn bảy lần tổng các chữ số của nó là 6 đơn vị.
Câu 4: Khi nhân 154 với một số có hai chữ số giống nhau bạn Hoa đã đặt các tích riêng thẳng cột như trong phép cộng nên kết quả tìm ra so với tích đúng giảm đi 9702 đơn vị. Hãy tìm số có hai chữ số đó.
Câu 5: Có một thửa đất hình chữ nhật. Nay đem chia thửa đất đó thành 3 thửa nhỏ có diện tích bằng nhau cũng có hình chữ nhật. Hỏi có mấy cách chia? hãy minh họa bằng hình vẽ và bằng lời giải.
----------------- Hết -----------------

Đề ôn HSG toán 5 (đề 7)


Đề 7
Câu 1: Nêu quy luật rồi viết tiếp 5 số trong dãy số sau:
a)     5, 10, 20, 40, 80, …
b)    1, 2, 3, 5, 8, 13, …
c)     1, 3, 11, 43, …
Câu 2: Tìm x biết:
a)     X x 242 = 422 x (7 - 4 - 3)
b)    X x 8 < 6 x 8
c)     4 < X < 2 < 16
Câu 3: Bố nói với con: "10 năm trước đây tuổi bố gấp 10 lần tuổi con; 22 năm sau nữa thì tuổi bố gấp đôi tuổi con". Hãy tính tuổi bố, tuổi con hiện nay.
Câu 4: Trong một buổi học thủ công, ba bạn Mai, Lan, Đào làm ba bông hoa mai, lan, đào. Bạn làm hoa mai nói với Lan: "Thế là trong chúng ta chẳng có ai làm hoa trùng với tên của mình cả". Hỏi ai đã làm loại hoa nào?
----------------- Hết -----------------


Đề ôn HSG Toán 5 (đề 6)


Đề 6
Câu 1: Ất đó Hợi:
a) Tìm một số có hai chữ số biết rằng số đó gấp 7 lần chữ số hàng đơn vị.
b) Hợi đố Ất:
Tuổi hiện nay của người anh là 7 tuổi. Năm mà tuổi người anh bằng tuổi hiện nay của người em thì lúc đó tuổi người anh gấp 3 lần tuổi người em. Hãy tính tuổi hiện nay của mỗi người.
Câu 2: Trong một bảng thi đấu cờ vua có 4 đội: Thắng Lợi, Vinh Quang, Hải Dương, Anh Dũng. Người ta đưa ra 3 dự đoán sau:
a)     Đội Thắng Lợi nhì, đội Vinh Quang nhất.
b)    Đội Vinh Quang nhì, đội Anh Dũng ba.
c)     Đội Hải Dương nhì, đội Anh Dũng tư.
Sau khi thi đấu kết quả mỗi đội dự đoán đều có một ý đúng và một ý sai. Em hãy xác định thứ tự của mỗi đội.
Câu 3: Tìm một số có 5 chữ số, biết rằng số đó viết theo thứ tự ngược lại bằng 4 lần số phải tìm.
Câu 4: Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài 35m. Khu vườn đó được mở thêm theo chiều rộng làm cho chiều rộng so với trước tăng gấp rưỡi và do đó diện tích tăng thêm 280m2.
a)     Tìm chiều rộng khu vườn lúc đầu.
b)    Diện tích khu vườn sau khi mở rộng thêm.

----------------- Hết -----------------


Đề ôn HSG Toán 5


Đề 5
Câu 1: Tính giá trị của các biểu thức sau bằng cách đơn giản nhất:
a)     5,94 x 0,07 + 0,33 x 5,94 + 0,4 x 0,06
b)    6,85 x 3,2 - 6,85 x 1,7 + 1,5 x 4,15
Câu 2: Tìm hai số biết tổng của chúng bằng 27 và 5 lần số thứ nhất cộng với 3 lần số thứ hai bằng 111.
Câu 3: Có hay không 6 số tự nhiên liên tiếp và tổng của chúng chia hết cho 6.
Câu 4: Nam mua 5 tập giấy và 3 quyển vở hết 2900 đồng; Bắc mua 2 tập giấy và 6 quyển vở hết 2600 đồng. Tính giá tiền của một tập giấy và 1 quyển vở.
Câu 5: Cạnh của một tam giác gấp 2 lần độ dài một cạnh khác, còn cạnh thứ ba là 15cm, chu vi tam giác bằng 42cm. Tính độ dài hai cạnh chưa biết của tam giác.
Câu 6: Cho tam giác ABC có diện tích 120cm2. Lấy M, N, P trên cạnh AB, BC, CA sao cho AM = MB, BN = 2NC, CP = 3PA. Tính diện tích của tam giác MNP.

Đề ôn HSG toán 5


Đề 4
Câu 1: Bạn Nam viết một dãy số gồm 60 số chẵn liên tiếp mà số hạng lớn nhất là 1994. Hỏi bạn Nam viết dãy số này có số hạng bé nhất là số nào?
Câu 2: Năm 1994 người anh 16 tuổi, người em 11 tuổi. Hỏi vào năm nào tuổi người anh gấp đôi tuổi em?
Câu 3: Giáp đố Tuất : Khi thực hiện phép chia hai số tự nhiên thì được thương là 4 và dư 34. Nếu đem cộng số bị chia, số chia, số thương và số dư thì được kết quả là 2522. Tìm số bị chia, số chia của phép chia này.
Câu 4: Cho tam giác ABC. Trên cạnh AB lấy điểm E sao cho BE gấp đôi AE; trên cạnh AC lấy điểm D sao cho CD gấp đôi AD. Nối E với D ta được hình tam giác AED có diện tích 4cm2. Tính diện tích tứ giác BCDE.



----------------- Hết -----------------

Đề ôn học sinh giỏi toán 5 (đề 3)


Đề số 3
Câu 1: Khi viết các số tự nhiên liên tiếp từ 1, 2, 3, … đến 1993 thì viết tất cả bao nhiêu chữ số?
Câu 2: Cho hai số tự nhiên A và B có tổng bằng 1993. Nếu cộng thêm 64 vào số A thì được số C; đem số C chia cho số B thì được thương là 4 và dư 272. Tìm hai số A và B?
Câu 3: Cho hình chữ nhật có chu vi lớn gấp 5 lần chiều rộng. Nếu chiều dài tăng 2m và chiều rộng tăng 7m thì được hình vuông. Tính diện tích hình chữ nhật.
Câu 4: Tìm tuổi của Việt hiện nay, biết rằng nếu thêm chữ số 8 vào bên phải chỉ số tuổi của Việt thì tổng số tuổi của số mới tạo thành và chỉ số tuổi của Việt bằng 118.

----------------- Hết -----------------

Tìm lời giải cho bài toán 4


Trong chương trình toán Tiểu học, chúng ta đã được làm quen với một số dạng toán điển hình. Tuy nhiên trong thực tế chúng ta thường gặp một số bài toán không chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản mà người ra đề thường làm thay đổi một số dữ kiện để bài toán hay hơn, hấp dẫn hơn. Việc tìm ra hướng giải các bài toán dạng này như thế nào, các bạn hãy tham khảo một số ví dụ sau:

Ví dụ 1 : Tìm 3 số có trung bình cộng lớn hơn số thứ nhất 540, bé hơn số thứ hai là 1260 và gấp 31 lần số thứ ba.
Phân tích: Khác với các bài toán cơ bản, bài toán này ta không thể xác định ngay nó thuộc loại toán gì. Bài toán cho mối quan hệ giữa trung bình cộng (TBC) của ba số với từng số. Dựa vào điều kiện trung bình cộng gấp 31 lần số thứ ba ta biết được tỉ số của số trung bình cộng với số thứ ba. Mặt khác từ điều kiện còn lại của đầu bài, ta có thể tìm được hiệu số của trung bình cộng và số thứ ba rồi đưa bài toán về dạng tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số. Từ hướng phân tích ấy ta có thể giải bài toán đó như sau :
Bài giải:
         Ta thấy trung bình cộng của ba số lớn hơn số thứ ba là:
                                          260 - 540 = 720.
         Số thứ ba là: 
                                        720 : (31 - 1) = 24.
        Số trung bình cộng của ba số là : 
                                        24 x 31 = 744.
        Số thứ hai là:
                                       744 + 1260 = 2004.
       Số thứ nhất là:
                                       744 - 540 = 204.
                                                            Đáp số: 204; 2004 và 24
Ví dụ 2 : Đội tuyển học sinh giỏi khối 5 của một trường Tiểu học có 16 bạn. Biết rằng 2/5 số bạn nam nhiều hơn 1/2 số bạn nữ là 1 bạn. Hỏi đội tuyển có bao nhiêu bạn nam, bao nhiêu bạn nữ ?
Phân tích : Bài toán này cho biết tổng của số học sinh và hiệu giữa 2/5 số bạn nam với 1/2 số bạn nữ nên không thể coi là dạng toán tìm hai số biết tổng và hiệu được. Vì 2/5 số bạn nam nhiều hơn 1/2 số bạn nữ là 1 bạn nên 4/5 số bạn nam nhiều hơn số bạn nữ là : 1 x 2 = 2 (bạn). Từ hướng phân tích này ta có thể đưa bài toán về dạng tìm hai số biết tổng và tỉ của hai số đó.
Bài giải: 
    Vì 2/5 số bạn nam nhiều hơn 1/2 số bạn nữ là 1 bạn nên 4/5 số bạn nam nhiều hơn số bạn nữ là 
                                           1 x 2 = 2 (bạn)
    Nếu đội tuyển có thêm 2 bạn nữ thì số bạn nữ bằng 4/5 số bạn nam. Khi đó số học sinh của cả đội là: 
                                          16 + 2 = 18 (bạn).

      Số bạn nam của đội tuyển là: 
                                         18 : (4 + 5) x 5 = 10 (bạn).
      Số bạn nữ của đội tuyển là:
                                         16 - 10 = 6 (bạn). 
                                                                  Đáp số: nữ; 6 bạn
                                                                               nam: 10 bạn
Trên đây là 2 ví dụ cơ bản. Các bạn thử tìm ra hướng giải của một số bài toán sau nhé:
Bài 1: Một hình chữ nhật có chu vi là 120m, chiều dài hơn hai lần chiều rộng là 15m. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
Bài 2: Hai tổ trồng được tất cả 40 cây, trong đó số cây của tổ 2 ít hơn 3 lần số cây tổ 1 là 20 cây. Tính số cây của mỗi tổ.
Bài 3: Lớp 4A có 40 học sinh, trong đó 1/2 số bạn nữ ít hơn số bạn nam là 13 bạn. Tính số bạn nam, số bạn nữ của lớp 4A.

    Hi vọng các bạn sẽ tìm thêm được nhiều bài toán khác hay hơn với những cách giải độc và phù hợp.
    Chúc các bạn thành công ! 


Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Bài toán tính ngược


Bạn thử giải xem kết quả là bao nhiêu nhé. 

Bài toán 1.  Một người đi chợ bán cam. Lần đầu bán được 1/2  số cam mang đi, lần thứ hai bán được 5 quả, lần thứ ba bán được 1/2  số cam còn lại sau hai lần bán, lần thứ tư lại bán được 5 quả, lần thứ năm bán được 1/2  số cam còn lại sau bốn lần bán. Sau đó còn lại 5 quả, người đó phải mang về. Tính số cam người đó đã mang đi bán.

Bài toán 2.  Lớp 5A lao động trồng cây. Biết rằng tổ 4 trồng được 11 cây và số cây của tổ 1 trồng được ít hơn 1/4 số cây của cả lớp là 3 cây, số cây của tổ 2 trồng được nhiều hơn 1/3 số cây của tổ 2, tổ 3 và tổ 4 là 2 cây, số cây của tổ 3 trồng được nhiều hơn 1/2 số cây của tổ 3 và 4 trồng được là 1 cây. Tính số cây cả lớp trồng được.

Bài toán 3. (Bài toán đố vui – Bao nhiêu con vịt nhỉ?
  Bác An có một đàn vịt rất đông. Hàng ngày bác lùa đàn vịt đó ra dòng sông bên cạnh cánh đồng lúa mênh mông bát ngát. Một hôm, Hùng thấy bác đang ngồi bên một gốc cây, ngắm nhìn những chú vịt đang phơi nắng. Hùng đến ngồi bên bác lân la hỏi:
- Thưa bác, đàn vịt của bác có bao nhiêu con ạ?
Bác quay sang, tươi cười chỉ tay tới từng nhóm vịt và nói với Hùng:
a) 0,5 số vịt cả đàn cộng với 0,5 con đang tắm ở dưới sông này.
b) 0,75 số vịt còn lại cộng với 0,25 con đang phơi nắng trên bờ sông kia.
c) 0,8 số vịt còn lại cộng thêm 0,2 con đang bắt tép.
d) Còn 5 con vịt kia đang mải miết nhặt thóc rụng trên đồng.
Cháu thử đoán xem đàn vịt nhà bác có bao nhiêu con nào?
Hùng băn khoăn:
- Làm gì có chuyện có 0,5 con; 0,25 con và 0,2 con hả bác?
  Thế mới gọi là toán học chứ. Bác đang đố cháu một bài toán của tiểu học đấy. Bác biết cháu học giỏi toán mà.
  Hùng nhẩm tính một lúc rồi reo lên:
- A, cháu nghĩ ra rồi !
Hùng nói số vịt trong đàn rất chính xác làm bác An ngạc nhiên. Rồi Hùng giải thích cụ thể cách tính với bác. Bác An gật gù khen Hùng giỏi và hứa ngay tối hôm đó đưa Hùng đi công viên và thưởng cho Hùng một chầu kem.
Các bạn có biết Hùng tính thế nào không?

Phát triển toán cho học sinh lớp 4


   Hệ thống bài tập trong sách giáo khoa hết sức cơ bản, được chọn lọc kĩ lưỡng, hàm chứa rất nhiều vấn đề để chúng ta có thể học tập, khai thác và phát triển. Để học tốt môn toán, hãy bắt đầu từ những bài tập trong sách giáo khoa.
  Chẳng hạn, chúng ta xét bài tập 3, trang 135, sách giáo khoa Toán 4.
 Bài 1. Lớp 4A có 16 học sinh nam và số học sinh nữ bằng 9/8 số học sinh nam. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nữ?
 Bài giải:                          
Số học sinh nữ của lớp 4A là:
16 x 9/8 = 18 (học sinh).
Đáp số: 18 học sinh.
  Từ bài toán trên ta có thể khai thác và phát triển thành các bài toán thú vị sau:
 Bài 2. Lớp 4A có 16 học sinh nam và số học sinh nữ bằng 3/7 số học sinh cả lớp. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nữ?
 Phân tích: Ta dễ thấy số học sinh cả lớp chia làm 7 phần bằng nhau thì số học sinh nữ là 3 phần như thế và số học sinh nam là 4 phần. Từ đó ta tìm được giá trị của 1 phần.
  Bài giải: Vì số học sinh nữ bằng 3/7 số học sinh cả lớp nên nếu coi số học sinh cả lớp là 7 phần bằng nhau thì số học sinh nữ là 3 phần như thế và số học sinh nam là 4 phần như thế.
Một phần ứng với số học sinh là:
16 : 4 = 4 (học sinh).
Số học sinh nữ của lớp 4A là:
3 x 4 = 12 (học sinh).
Đáp số: 12 học sinh.
  Bài 3. Lớp 4A có 16 học sinh nam và số học sinh nữ bằng 7/3 hiệu số học sinh nữ và học sinh nam. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nữ?
  Phân tích: Nếu ta coi hiệu số học sinh nữ và học sinh nam là 3 phần bằng nhau thì số học sinh nữ là 7 phần như thế khi đó số học sinh nam là 4 phần. Từ đó ta tính được giá trị của 1 phần.
     Bài giải: Vì số học sinh nữ bằng 7/3 hiệu số học sinh nữ và học sinh nam nên nếu coi hiệu số học sinh nữ và học sinh nam là 3 phần bằng nhau thì số học sinh nữ là 7 phần như thế và số học sinh nam là 4 phần như thế.
Một phần ứng với số học sinh là: 
16: 4 = 4 (học sinh)
Số học sinh nữ của lớp 4A là:
7 x 4 = 28 (học sinh).
Đáp số: 28 học sinh.
  Bài 4. Lớp 4A có 16 học sinh nam và số học sinh nữ ít hơn 3/7 số học sinh cả lớp là 4 em. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nữ?
  Phân tích: Nếu ta coi số học sinh cả lớp là 7 phần bằng nhau thì số học nữ là3 phần như thế bớt đi 4 học sinh. Suy ra số học sinh nam là 4 phần như thế cộng thêm 4 học sinh. Từ đó ta tính được giá trị của 1 phần.
  Bài giải: Vì số học sinh nữ ít hơn 3/7 số học sinh cả lớp là 4 em nên nếu coi số học sinh cả lớp là 7 phần bằng nhau thì số học sinh nữ là 3 phần như thế bớt đi 4 học sinh. Suy ra số học sinh nam là 4 phần như thế cộng thêm 4 học sinh.
Một phần ứng với số học sinh là:
(16 - 4) : 4 = 3 (học sinh).
Số học sinh nữ của lớp 4A là:
3 x 3 - 4 = 5 (học sinh).
Đáp số: 5 học sinh.
  Bài 5. Lớp 4A có 16 học sinh nam và số học sinh nữ nhiều hơn 3/7 số học sinh cả lớp là 4 em. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nữ?
  Phân tích: Nếu ta coi số học sinh cả lớp là 7 phần bằng nhau thì số học nữ là3 phần như thế cộng thêm 4 học sinh. Suy ra số học sinh nam là 4 phần như thế bớt đi 4 học sinh. Từ đó ta tính được giá trị của 1 phần.
  Bài giải: Vì số học sinh nữ nhiều hơn 3/7 số học sinh cả lớp là 4 em nên nếu coi số học sinh cả lớp là 7 phần bằng nhau thì số học sinh nữ là 3 phần như thế cộng thêm 4 học sinh. Suy ra số học sinh nam là 4 phần như thế bớt đi 4 học sinh.
Một phần ứng với số học sinh là:
(16 + 4): 4 = 5 (học sinh).
Số học sinh nữ của lớp 4A là:
3 x 5 + 4 = 19 (học sinh).
Đáp số: 19 học sinh.
  Bài 6. Lớp 4A có 16 học sinh nam và số học sinh nữ ít hơn 7/3 hiệu số học sinh nữ và học sinh nam là 4 em. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nữ?
  Phân tích: Nếu ta coi hiệu số học sinh nữ và học sinh nam là 3 phần bằng nhau thì số học sinh nữ là 7 phần như thế bớt đi 4 học sinh. Suy ra số học sinh nam là 4 phần như thế bớt 4 học sinh. Từ đó ta tính được giá trị của 1 phần.

   Bài giải: Vì số học sinh nữ ít hơn 7/3 hiệu số học sinh nữ và học sinh nam là 4 em nên nếu coi hiệu số học sinh nữ và học sinh nam là 3 phần bằng nhau thì số học sinh nữ là 7 phần như thế bớt đi 4 học sinh. Suy ra số học sinh nam là 4 phần như thế bớt 4 học sinh.
                 Một phần ứng với số học sinh là:
(16 + 4) : 4 = 5 (học sinh)                                                 
Số học sinh nữ của lớp 4A là:
7 x 5 - 4 = 31 (học sinh).
Đáp số: 31 học sinh.
        Bây giờ các bạn hãy thử sức mình giải các bài toán sau nhé.
  Bài 1. Lớp 4A có 16 học sinh nam và số học sinh nữ nhiều hơn 7/3 hiệu số học sinh nữ và học sinh nam là 4 em. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nữ?

  Bài 2. Lớp 4A trồng được 21 cây; lớp 4B trồng được 22 cây; lớp 4C trồng được 29 cây; lớp 4D trồng được số cây bằng 2/11 số cây của cả 4 lớp. Hỏi lớp 4D trồng được bao nhiêu cây? 

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Chúng tôi đang up thông tin.
Chúc Bạn luôn vui vẻ và tràn ắp năng lượng!

7 loại hình thông minh



Vắn tắt về các loại hình thông minh theo lý luận của giáo sư Howard Gardner.

1. Sự thông minh về ngôn ngữ
Đây là trí thông minh của các phóng viên, người kể chuyện, các nhà thơ và luật sư. Loại tư duy này đã đem lại cho chúng ta tác phẩm "Vua Lear" của Shakespeare, "Odyssey" của Homer và truyển thuyết "Nghìn lẻ một đêm" của người Ả Rập. Người có khả năng về ngôn ngữ có thể tranh cãi, thuyết phục, làm trò hay làm hướng dẫn có hiệu quả bằng việc sử dụng lời nói. Họ thường yêu thích các cách sử dụng âm thanh của từ ngữ, thông qua sự chơi chữ, trò đố từ và cách uốn lưỡi. Đôi khi họ cũng hay đưa tin vặt bởi vì họ có khả năng nhớ các sự kiện. Họ có thể trở thành các bậc thầy về đọc và viết. Họ đọc một cách tham lam, có khả năng viết một cách rõ ràng và có thể phóng đại ý nghĩa lên theo các cách khác nhau từ những tin bài báo, bức ảnh bình thường.

2. Thông minh logic - toán học
Là trí thông minh đối với những con số và sự logic. Đây là trí thông minh của các nhà khoa học, kế toán viên và những nhà lập trình máy tính. Newton đã điều khiển và khai thác được loại trí thông minh này khi ông phát minh ra các phép tính vi phân. Einstein cũng tương tự khi ông xây dựng và phát triển học thuyết tương đối của mình. Những nét tiêu biểu nhất của người thiên về trí thông minh logic - toán học gồm có khả năng xác định nguyên nhân, chuỗi các sự kiện, cách tư duy theo dạng nguyên nhân - kết quả, khả năng sáng tạo các giả thuyết, tìm ra các mô hình số học hoặc quy tắc dựa trên các khái niệm, đồng thời ưa thích các quan điểm dựa trên lý trí trong cuộc sống nói chung.

3. Trí thông minh về không gian 
Liên quan đến suy nghĩ bằng hình ảnh, hình tượng và khả năng cảm nhận, chuyển đổi và tái tạo lại những góc độ khác nhau của thế giới không gian trực quan. Đó là mảnh đất sáng tạo của các kiến trúc sư, nhà nhiếp ảnh, nghệ sĩ, các phi công và các kĩ sư cơ khí máy móc. Người đã từng thiết kế lên các Kim tự tháp Ai Cập là người có rất nhiều trí thông minh loại này. Cũng có khả năng như vậy là các cá nhân như Thomas Edison, Pablo Picasso và Ansel Adam. Những cá nhân sở hữu loại trí thông minh về không gian ở mức độ cao, thường có một độ nhạy cảm sắc bén với những chi tiết cụ thể trực quan và có thể hình dung được một cách sống động, vẽ ra hay phác họa những ý tưởng của họ dưới dạng hình ảnh, đồ hoạ, cũng như họ có khả năng tự định hướng bản thân trong không gian 3 chiều một cách dễ dàng.

4. Loại trí thông minh về âm nhạc 
Đặc điểm cơ bản của loại trí thông minh này là khả năng cảm nhận, thưởng thức và tạo ra các tiết tấu và nhịp điệu. Đó là trí thông minh của Bach, Beethoven, hay Brahon, và cũng là loại trí thông minh của các nhạc công đàn cầm người Ba-li hay những người hát sử thi của dân tộc Nam Tư. Ngoài ra, trí thông minh về âm nhạc còn có trong tiềm thức của bất cứ cá nhân nào, miễn là người đó có khả năng nghe tốt, có thế hát theo giai điệu, biết dành thời gian cho âm nhạc và nghe được nhiều tiết mục âm nhạc khác nhau với sự chính xác và sáng suốt của các giác quan.

5. Khả năng vận động thân thể 
Là loại thông minh cả chính bản thân cơ thể. Nó bao gồm tài năng trong việc điều khiển các hoạt động thân thể của một người và trong cả thao tác cầm nắm các vật thể một cách khéo léo. Các vận động viên thể thao, những người làm nghề thủ công, những thợ cơ khí và các bác sĩ phẫu thuật là những người sở hữu khả năng này của tư duy. Cũng là người như vậy, diễn viên hài vĩ đại Charlie đã sử dụng tài năng loại này để thực hiện được rất nhiều động tác biểu diễn tài tình của ông như trong vở Kẻ lang thang nhỏ bé. Các cá nhân thuộc loại tài năng vận động thân thể có thể rất khéo léo và thành công trong nghề thêu may, nghề thợ mộc hay nghề tạo mẫu. Hoặc họ có thể ham thích và theo đuổi những hoạt động của cơ thể như đi bộ đường dài, khiêu vũ, chạy bộ, cắm trại, bơi lội hoặc đua thuyền. Họ là những người thực hành, nhạy cảm, thường xuyên muốn vận động cơ thể của họ và có "phản ứng bản năng" với các tình huống, sự vật.

6. Năng lực tương tác
Đây là năng lực hiểu và làm việc được với những người khác. Đặc biệt là, điều này yêu cầu có khả năng cảm nhận và dễ chia sẻ với tâm trạng, tính cách, ý định và mong muốn của những người khác. Thuyền trưởng trên một chiếc tàu đi biển cần phải có loại thông minh này. Trí thông minh này cũng cần cho một nhà quản lý của một tổng công ty lớn. Một cá nhân có trí thông minh về giao cảm có thể rất giàu lòng trắc ẩn và đầy tinh thần trách nhiệm đối với xã hội, chẳng hạn như Mahatma Gandhi; hoặc là người có sức lôi cuốn và khéo léo như Machiavelli, nhưng họ đều có khả năng nhìn thấu suốt vào bên trong của những người khác và từ đó nhìn ra viễn cảnh của thế giới bên ngoài bằng chính cặp mắt của những con người đó. Trong thực tế, họ rất tuyệt vời với vai trò của người môi giới, quản trị mạng, người hoà giải hoặc là thầy giáo.

7. Năng lực tự nhận thức bản thân hoặc là trí thông minh nội tâm
Một người mạnh mẽ về loại trí tuệ này có thể dễ dàng tiếp cận và nhìn rõ được những cảm xúc của chính bản thân mình, phân biệt được giữa nhiều loại trạng thái tình cảm bên trong và sử dụng chính những hiểu biết về bản thân mình để làm phong phú thêm và vạch ra con đường cho cuộc đời mình. Các thí dụ về những người có trí thông minh thiên về kiểu này gồm có các nhà cố vấn, nhà thần học, những thương nhân. Họ có thể là người rất hay tự xem xét nội tâm và ham thích được trầm tư suy nghĩ, được ở trong trạng thái tĩnh lặng hay trong các trạng thái tìm hiểu tinh thần một cách sâu sắc khác. Mặt khác họ có thể là người có tính độc lập mạnh mẽ, tính thẳng thắn cao độ và cực kỳ tự giác, có kỷ luật. Trong bất cứ trường hợp nào, họ thuộc dạng tự lập và thích làm việc một mình hơn là làm việc với người khác.

Bạn hãy nhớ rằng, cho dù bạn có nhận thấy một cách rõ ràng bản thân mình thuộc một hoặc hai dạng thông minh trong số các loại đã được mô tả ở trên, thì trong thực tế bạn vẫn luôn luôn sở hữu tất cả 7 loại trí thông minh (*). Hơn thế nữa, một cách lý tưởng là bất kỳ một người bình thường nào cũng có thể phát triển một trong số 7 loại trí thông minh nói trên của tư duy đến một mức độ đáng kể để có thể sử dụng thành thạo.

Trong cuộc đời chúng ta, 7 loại hình thông minh được thể hiện theo cách khác nhau và duy nhất ở mỗi người, không có ai giống ai. Rất hiếm khi có người đạt được một mức độ thông minh cao ở đầy đủ cả 6 hoặc 7 loại trí thông minh. Vào đầu thể kỷ XX, nhà tư tưởng người Đức Rudolf Steiner có thể được coi là một ví dụ về người có trí tuệ thông minh như vậy. Ông là một nhà triết học, nhà văn và là một nhà khoa học. Ông cũng là người sáng tạo ra một loạt các điệu nhảy, học thuyết về màu sắc và một hệ thống dụng cụ làm vườn, đồng thời ông còn là nhà điêu khắc, nhà nghiên cứu xã hội cũng như là một kiến trúc sư.

Mặt khác có một số người có vẻ như đã phát triển và đạt đến một trình độ cao chỉ một loại trí thông minh nào đó, trong khi các loại trí thông minh khác của họ lại phát triển chậm hơn nhiều và kén hẳn. Đây chính là những nhà bác học của thế giới loài người. Những người giống như nhân vật Raymond trong bộ phim The Rain Man (Người đàn ông trong mưa) đã đoạt giải Oscar, đây là những người có thể tính toán các con số bằng tốc độ của ánh sáng nhưng không thể tự chăm sóc bản thân họ. Hay những cá nhân sở hữu tài năng về điêu khắc song lại không thể đọc được, hay có những người có khả năng xướng âm một cách hoàn hảo nhưng lại cần người khác giúp buộc dây giày của họ.

Đa số trong chúng ta là những người có phẩm chất trí tuệ ở vào khoảng giữa của nhà bác học với một con người tự nhiên phát triển bình thường trong thực tế. Mỗi chúng ta thường có một vài loại trí thông minh dường như nổi trội một chút, một vài loại trí thông minh khác có thể đạt vào loại trung bình và vài loại khác nữa được xem như là gây khó khăn cho chúng ta trong cuộc sống. Dù sao đi nữa, điều quan trọng chúng ta cần phải hiểu là còn có nhiều cơ hội cho tất cả mọi người để phát triển và toả sáng kể cả với những kiểu trí thông minh không thường được sử dụng này. Người nông dân, những bậc cha mẹ, hoạ sĩ, những thợ cơ khí, và nhà buôn cũng xứng đáng sở hữu trí thông minh nhiều như các bác sĩ tâm lý, bác sĩ phẫu thuật não hay các giáo sư luật. Luận thuyết về nhiều loại trí thông minh đã tập hợp đầy đủ hàng loạt những khả năng của con người  vào một hệ thống gồm 7 loại trí thông minh, tài năng, những loại trí thông minh này có thể làm cho bất kỳ một cá nhân nào cũng có khả năng thành đạt trong cuộc sống và thu được kết quả mà mình mong muốn.

Trích dẫn từ cuốn: “7 loại hình thông minh”, tác giả Thomas Armstrong,
dịch giả: Mạnh Hải - Thu Hiền, NXB Lao động – Xã hội.

            Ths. Nguyễn Văn Nam (St)