Trang chủ

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

Đề ôn thi HSG toán 5 (đề 9)


Đề ôn 9

Câu 1: Cho 4 chữ số 0; 1; 3; 5. Em hãy viết:
a) Các số tự nhiên có 4 chữ số có đủ 4 chữ số đã cho.
b) Các số thập phân có 4 chữ số với đủ 4 chữ số đã cho và phần nguyên có một chữ số.
c) Các số thập phân có đủ 4 chữ số đã cho nhưng nhỏ hơn 1.
Câu 2: An dự thi vào lớp chuyên toán của tỉnh được tổng số điểm là 23. Gồm điểm bài văn, bài toán ngày thứ nhất và bài toán ngày thứ hai. Điểm môn văn bằng 2/3 điểm môn toán ngày thứ nhất và bằng 3/4 điểm môn toán ngày thứ hai. Em hãy tính xem An thi mỗi bài được bao nhiêu điểm?
Câu 3: Bạn An khi thực hiện phép tính chia hai số tự nhiên thì được thương là 7 và dư 189. Tổng của hai số bị chia và số chia, thương và số dư bằng 2449. Em hãy tìm số bị chia, số chia trong phép chia An thực hiện.
Câu 4: Cho tam giác ABC; M là một điểm nằm trên cạnh AB sao cho AM = 1/3 AB; N là một điểm nằm trên cạnh AC sao cho AN = 1/3AC. Một đường thẳng đi qua A cắt MN tại H và cắt BC tại K.
a)     Cho biết diện tích tam giác ABC = 9cm2. Tính diện tích tam giác AMN.
b)    Chứng minh AK = 3AH.

Đề thi HSG toán 5 (đề 8)


Đề 8
Câu 1: (Chưa soạn lại)
Câu 2: a) Cho phân số 29/99. Hãy tìm một số sao cho khi đem tử số và mẫu số của phân số đã cho cộng với số đó ta được phân số tối giản bằng phân số 1/3.
b) Cho phân số 5/11. Hỏi phải thêm vào mẫu số bao nhiêu và bớt tử số bấy nhiêu để được phân số mới bằng 1/3.
Câu 3: Tìm số có hai chữ số sao cho nó lớn hơn bảy lần tổng các chữ số của nó là 6 đơn vị.
Câu 4: Khi nhân 154 với một số có hai chữ số giống nhau bạn Hoa đã đặt các tích riêng thẳng cột như trong phép cộng nên kết quả tìm ra so với tích đúng giảm đi 9702 đơn vị. Hãy tìm số có hai chữ số đó.
Câu 5: Có một thửa đất hình chữ nhật. Nay đem chia thửa đất đó thành 3 thửa nhỏ có diện tích bằng nhau cũng có hình chữ nhật. Hỏi có mấy cách chia? hãy minh họa bằng hình vẽ và bằng lời giải.
----------------- Hết -----------------

Đề ôn HSG toán 5 (đề 7)


Đề 7
Câu 1: Nêu quy luật rồi viết tiếp 5 số trong dãy số sau:
a)     5, 10, 20, 40, 80, …
b)    1, 2, 3, 5, 8, 13, …
c)     1, 3, 11, 43, …
Câu 2: Tìm x biết:
a)     X x 242 = 422 x (7 - 4 - 3)
b)    X x 8 < 6 x 8
c)     4 < X < 2 < 16
Câu 3: Bố nói với con: "10 năm trước đây tuổi bố gấp 10 lần tuổi con; 22 năm sau nữa thì tuổi bố gấp đôi tuổi con". Hãy tính tuổi bố, tuổi con hiện nay.
Câu 4: Trong một buổi học thủ công, ba bạn Mai, Lan, Đào làm ba bông hoa mai, lan, đào. Bạn làm hoa mai nói với Lan: "Thế là trong chúng ta chẳng có ai làm hoa trùng với tên của mình cả". Hỏi ai đã làm loại hoa nào?
----------------- Hết -----------------


Đề ôn HSG Toán 5 (đề 6)


Đề 6
Câu 1: Ất đó Hợi:
a) Tìm một số có hai chữ số biết rằng số đó gấp 7 lần chữ số hàng đơn vị.
b) Hợi đố Ất:
Tuổi hiện nay của người anh là 7 tuổi. Năm mà tuổi người anh bằng tuổi hiện nay của người em thì lúc đó tuổi người anh gấp 3 lần tuổi người em. Hãy tính tuổi hiện nay của mỗi người.
Câu 2: Trong một bảng thi đấu cờ vua có 4 đội: Thắng Lợi, Vinh Quang, Hải Dương, Anh Dũng. Người ta đưa ra 3 dự đoán sau:
a)     Đội Thắng Lợi nhì, đội Vinh Quang nhất.
b)    Đội Vinh Quang nhì, đội Anh Dũng ba.
c)     Đội Hải Dương nhì, đội Anh Dũng tư.
Sau khi thi đấu kết quả mỗi đội dự đoán đều có một ý đúng và một ý sai. Em hãy xác định thứ tự của mỗi đội.
Câu 3: Tìm một số có 5 chữ số, biết rằng số đó viết theo thứ tự ngược lại bằng 4 lần số phải tìm.
Câu 4: Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài 35m. Khu vườn đó được mở thêm theo chiều rộng làm cho chiều rộng so với trước tăng gấp rưỡi và do đó diện tích tăng thêm 280m2.
a)     Tìm chiều rộng khu vườn lúc đầu.
b)    Diện tích khu vườn sau khi mở rộng thêm.

----------------- Hết -----------------


Đề ôn HSG Toán 5


Đề 5
Câu 1: Tính giá trị của các biểu thức sau bằng cách đơn giản nhất:
a)     5,94 x 0,07 + 0,33 x 5,94 + 0,4 x 0,06
b)    6,85 x 3,2 - 6,85 x 1,7 + 1,5 x 4,15
Câu 2: Tìm hai số biết tổng của chúng bằng 27 và 5 lần số thứ nhất cộng với 3 lần số thứ hai bằng 111.
Câu 3: Có hay không 6 số tự nhiên liên tiếp và tổng của chúng chia hết cho 6.
Câu 4: Nam mua 5 tập giấy và 3 quyển vở hết 2900 đồng; Bắc mua 2 tập giấy và 6 quyển vở hết 2600 đồng. Tính giá tiền của một tập giấy và 1 quyển vở.
Câu 5: Cạnh của một tam giác gấp 2 lần độ dài một cạnh khác, còn cạnh thứ ba là 15cm, chu vi tam giác bằng 42cm. Tính độ dài hai cạnh chưa biết của tam giác.
Câu 6: Cho tam giác ABC có diện tích 120cm2. Lấy M, N, P trên cạnh AB, BC, CA sao cho AM = MB, BN = 2NC, CP = 3PA. Tính diện tích của tam giác MNP.

Đề ôn HSG toán 5


Đề 4
Câu 1: Bạn Nam viết một dãy số gồm 60 số chẵn liên tiếp mà số hạng lớn nhất là 1994. Hỏi bạn Nam viết dãy số này có số hạng bé nhất là số nào?
Câu 2: Năm 1994 người anh 16 tuổi, người em 11 tuổi. Hỏi vào năm nào tuổi người anh gấp đôi tuổi em?
Câu 3: Giáp đố Tuất : Khi thực hiện phép chia hai số tự nhiên thì được thương là 4 và dư 34. Nếu đem cộng số bị chia, số chia, số thương và số dư thì được kết quả là 2522. Tìm số bị chia, số chia của phép chia này.
Câu 4: Cho tam giác ABC. Trên cạnh AB lấy điểm E sao cho BE gấp đôi AE; trên cạnh AC lấy điểm D sao cho CD gấp đôi AD. Nối E với D ta được hình tam giác AED có diện tích 4cm2. Tính diện tích tứ giác BCDE.



----------------- Hết -----------------

Đề ôn học sinh giỏi toán 5 (đề 3)


Đề số 3
Câu 1: Khi viết các số tự nhiên liên tiếp từ 1, 2, 3, … đến 1993 thì viết tất cả bao nhiêu chữ số?
Câu 2: Cho hai số tự nhiên A và B có tổng bằng 1993. Nếu cộng thêm 64 vào số A thì được số C; đem số C chia cho số B thì được thương là 4 và dư 272. Tìm hai số A và B?
Câu 3: Cho hình chữ nhật có chu vi lớn gấp 5 lần chiều rộng. Nếu chiều dài tăng 2m và chiều rộng tăng 7m thì được hình vuông. Tính diện tích hình chữ nhật.
Câu 4: Tìm tuổi của Việt hiện nay, biết rằng nếu thêm chữ số 8 vào bên phải chỉ số tuổi của Việt thì tổng số tuổi của số mới tạo thành và chỉ số tuổi của Việt bằng 118.

----------------- Hết -----------------

Tìm lời giải cho bài toán 4


Trong chương trình toán Tiểu học, chúng ta đã được làm quen với một số dạng toán điển hình. Tuy nhiên trong thực tế chúng ta thường gặp một số bài toán không chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản mà người ra đề thường làm thay đổi một số dữ kiện để bài toán hay hơn, hấp dẫn hơn. Việc tìm ra hướng giải các bài toán dạng này như thế nào, các bạn hãy tham khảo một số ví dụ sau:

Ví dụ 1 : Tìm 3 số có trung bình cộng lớn hơn số thứ nhất 540, bé hơn số thứ hai là 1260 và gấp 31 lần số thứ ba.
Phân tích: Khác với các bài toán cơ bản, bài toán này ta không thể xác định ngay nó thuộc loại toán gì. Bài toán cho mối quan hệ giữa trung bình cộng (TBC) của ba số với từng số. Dựa vào điều kiện trung bình cộng gấp 31 lần số thứ ba ta biết được tỉ số của số trung bình cộng với số thứ ba. Mặt khác từ điều kiện còn lại của đầu bài, ta có thể tìm được hiệu số của trung bình cộng và số thứ ba rồi đưa bài toán về dạng tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số. Từ hướng phân tích ấy ta có thể giải bài toán đó như sau :
Bài giải:
         Ta thấy trung bình cộng của ba số lớn hơn số thứ ba là:
                                          260 - 540 = 720.
         Số thứ ba là: 
                                        720 : (31 - 1) = 24.
        Số trung bình cộng của ba số là : 
                                        24 x 31 = 744.
        Số thứ hai là:
                                       744 + 1260 = 2004.
       Số thứ nhất là:
                                       744 - 540 = 204.
                                                            Đáp số: 204; 2004 và 24
Ví dụ 2 : Đội tuyển học sinh giỏi khối 5 của một trường Tiểu học có 16 bạn. Biết rằng 2/5 số bạn nam nhiều hơn 1/2 số bạn nữ là 1 bạn. Hỏi đội tuyển có bao nhiêu bạn nam, bao nhiêu bạn nữ ?
Phân tích : Bài toán này cho biết tổng của số học sinh và hiệu giữa 2/5 số bạn nam với 1/2 số bạn nữ nên không thể coi là dạng toán tìm hai số biết tổng và hiệu được. Vì 2/5 số bạn nam nhiều hơn 1/2 số bạn nữ là 1 bạn nên 4/5 số bạn nam nhiều hơn số bạn nữ là : 1 x 2 = 2 (bạn). Từ hướng phân tích này ta có thể đưa bài toán về dạng tìm hai số biết tổng và tỉ của hai số đó.
Bài giải: 
    Vì 2/5 số bạn nam nhiều hơn 1/2 số bạn nữ là 1 bạn nên 4/5 số bạn nam nhiều hơn số bạn nữ là 
                                           1 x 2 = 2 (bạn)
    Nếu đội tuyển có thêm 2 bạn nữ thì số bạn nữ bằng 4/5 số bạn nam. Khi đó số học sinh của cả đội là: 
                                          16 + 2 = 18 (bạn).

      Số bạn nam của đội tuyển là: 
                                         18 : (4 + 5) x 5 = 10 (bạn).
      Số bạn nữ của đội tuyển là:
                                         16 - 10 = 6 (bạn). 
                                                                  Đáp số: nữ; 6 bạn
                                                                               nam: 10 bạn
Trên đây là 2 ví dụ cơ bản. Các bạn thử tìm ra hướng giải của một số bài toán sau nhé:
Bài 1: Một hình chữ nhật có chu vi là 120m, chiều dài hơn hai lần chiều rộng là 15m. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
Bài 2: Hai tổ trồng được tất cả 40 cây, trong đó số cây của tổ 2 ít hơn 3 lần số cây tổ 1 là 20 cây. Tính số cây của mỗi tổ.
Bài 3: Lớp 4A có 40 học sinh, trong đó 1/2 số bạn nữ ít hơn số bạn nam là 13 bạn. Tính số bạn nam, số bạn nữ của lớp 4A.

    Hi vọng các bạn sẽ tìm thêm được nhiều bài toán khác hay hơn với những cách giải độc và phù hợp.
    Chúc các bạn thành công ! 


Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Bài toán tính ngược


Bạn thử giải xem kết quả là bao nhiêu nhé. 

Bài toán 1.  Một người đi chợ bán cam. Lần đầu bán được 1/2  số cam mang đi, lần thứ hai bán được 5 quả, lần thứ ba bán được 1/2  số cam còn lại sau hai lần bán, lần thứ tư lại bán được 5 quả, lần thứ năm bán được 1/2  số cam còn lại sau bốn lần bán. Sau đó còn lại 5 quả, người đó phải mang về. Tính số cam người đó đã mang đi bán.

Bài toán 2.  Lớp 5A lao động trồng cây. Biết rằng tổ 4 trồng được 11 cây và số cây của tổ 1 trồng được ít hơn 1/4 số cây của cả lớp là 3 cây, số cây của tổ 2 trồng được nhiều hơn 1/3 số cây của tổ 2, tổ 3 và tổ 4 là 2 cây, số cây của tổ 3 trồng được nhiều hơn 1/2 số cây của tổ 3 và 4 trồng được là 1 cây. Tính số cây cả lớp trồng được.

Bài toán 3. (Bài toán đố vui – Bao nhiêu con vịt nhỉ?
  Bác An có một đàn vịt rất đông. Hàng ngày bác lùa đàn vịt đó ra dòng sông bên cạnh cánh đồng lúa mênh mông bát ngát. Một hôm, Hùng thấy bác đang ngồi bên một gốc cây, ngắm nhìn những chú vịt đang phơi nắng. Hùng đến ngồi bên bác lân la hỏi:
- Thưa bác, đàn vịt của bác có bao nhiêu con ạ?
Bác quay sang, tươi cười chỉ tay tới từng nhóm vịt và nói với Hùng:
a) 0,5 số vịt cả đàn cộng với 0,5 con đang tắm ở dưới sông này.
b) 0,75 số vịt còn lại cộng với 0,25 con đang phơi nắng trên bờ sông kia.
c) 0,8 số vịt còn lại cộng thêm 0,2 con đang bắt tép.
d) Còn 5 con vịt kia đang mải miết nhặt thóc rụng trên đồng.
Cháu thử đoán xem đàn vịt nhà bác có bao nhiêu con nào?
Hùng băn khoăn:
- Làm gì có chuyện có 0,5 con; 0,25 con và 0,2 con hả bác?
  Thế mới gọi là toán học chứ. Bác đang đố cháu một bài toán của tiểu học đấy. Bác biết cháu học giỏi toán mà.
  Hùng nhẩm tính một lúc rồi reo lên:
- A, cháu nghĩ ra rồi !
Hùng nói số vịt trong đàn rất chính xác làm bác An ngạc nhiên. Rồi Hùng giải thích cụ thể cách tính với bác. Bác An gật gù khen Hùng giỏi và hứa ngay tối hôm đó đưa Hùng đi công viên và thưởng cho Hùng một chầu kem.
Các bạn có biết Hùng tính thế nào không?

Phát triển toán cho học sinh lớp 4


   Hệ thống bài tập trong sách giáo khoa hết sức cơ bản, được chọn lọc kĩ lưỡng, hàm chứa rất nhiều vấn đề để chúng ta có thể học tập, khai thác và phát triển. Để học tốt môn toán, hãy bắt đầu từ những bài tập trong sách giáo khoa.
  Chẳng hạn, chúng ta xét bài tập 3, trang 135, sách giáo khoa Toán 4.
 Bài 1. Lớp 4A có 16 học sinh nam và số học sinh nữ bằng 9/8 số học sinh nam. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nữ?
 Bài giải:                          
Số học sinh nữ của lớp 4A là:
16 x 9/8 = 18 (học sinh).
Đáp số: 18 học sinh.
  Từ bài toán trên ta có thể khai thác và phát triển thành các bài toán thú vị sau:
 Bài 2. Lớp 4A có 16 học sinh nam và số học sinh nữ bằng 3/7 số học sinh cả lớp. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nữ?
 Phân tích: Ta dễ thấy số học sinh cả lớp chia làm 7 phần bằng nhau thì số học sinh nữ là 3 phần như thế và số học sinh nam là 4 phần. Từ đó ta tìm được giá trị của 1 phần.
  Bài giải: Vì số học sinh nữ bằng 3/7 số học sinh cả lớp nên nếu coi số học sinh cả lớp là 7 phần bằng nhau thì số học sinh nữ là 3 phần như thế và số học sinh nam là 4 phần như thế.
Một phần ứng với số học sinh là:
16 : 4 = 4 (học sinh).
Số học sinh nữ của lớp 4A là:
3 x 4 = 12 (học sinh).
Đáp số: 12 học sinh.
  Bài 3. Lớp 4A có 16 học sinh nam và số học sinh nữ bằng 7/3 hiệu số học sinh nữ và học sinh nam. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nữ?
  Phân tích: Nếu ta coi hiệu số học sinh nữ và học sinh nam là 3 phần bằng nhau thì số học sinh nữ là 7 phần như thế khi đó số học sinh nam là 4 phần. Từ đó ta tính được giá trị của 1 phần.
     Bài giải: Vì số học sinh nữ bằng 7/3 hiệu số học sinh nữ và học sinh nam nên nếu coi hiệu số học sinh nữ và học sinh nam là 3 phần bằng nhau thì số học sinh nữ là 7 phần như thế và số học sinh nam là 4 phần như thế.
Một phần ứng với số học sinh là: 
16: 4 = 4 (học sinh)
Số học sinh nữ của lớp 4A là:
7 x 4 = 28 (học sinh).
Đáp số: 28 học sinh.
  Bài 4. Lớp 4A có 16 học sinh nam và số học sinh nữ ít hơn 3/7 số học sinh cả lớp là 4 em. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nữ?
  Phân tích: Nếu ta coi số học sinh cả lớp là 7 phần bằng nhau thì số học nữ là3 phần như thế bớt đi 4 học sinh. Suy ra số học sinh nam là 4 phần như thế cộng thêm 4 học sinh. Từ đó ta tính được giá trị của 1 phần.
  Bài giải: Vì số học sinh nữ ít hơn 3/7 số học sinh cả lớp là 4 em nên nếu coi số học sinh cả lớp là 7 phần bằng nhau thì số học sinh nữ là 3 phần như thế bớt đi 4 học sinh. Suy ra số học sinh nam là 4 phần như thế cộng thêm 4 học sinh.
Một phần ứng với số học sinh là:
(16 - 4) : 4 = 3 (học sinh).
Số học sinh nữ của lớp 4A là:
3 x 3 - 4 = 5 (học sinh).
Đáp số: 5 học sinh.
  Bài 5. Lớp 4A có 16 học sinh nam và số học sinh nữ nhiều hơn 3/7 số học sinh cả lớp là 4 em. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nữ?
  Phân tích: Nếu ta coi số học sinh cả lớp là 7 phần bằng nhau thì số học nữ là3 phần như thế cộng thêm 4 học sinh. Suy ra số học sinh nam là 4 phần như thế bớt đi 4 học sinh. Từ đó ta tính được giá trị của 1 phần.
  Bài giải: Vì số học sinh nữ nhiều hơn 3/7 số học sinh cả lớp là 4 em nên nếu coi số học sinh cả lớp là 7 phần bằng nhau thì số học sinh nữ là 3 phần như thế cộng thêm 4 học sinh. Suy ra số học sinh nam là 4 phần như thế bớt đi 4 học sinh.
Một phần ứng với số học sinh là:
(16 + 4): 4 = 5 (học sinh).
Số học sinh nữ của lớp 4A là:
3 x 5 + 4 = 19 (học sinh).
Đáp số: 19 học sinh.
  Bài 6. Lớp 4A có 16 học sinh nam và số học sinh nữ ít hơn 7/3 hiệu số học sinh nữ và học sinh nam là 4 em. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nữ?
  Phân tích: Nếu ta coi hiệu số học sinh nữ và học sinh nam là 3 phần bằng nhau thì số học sinh nữ là 7 phần như thế bớt đi 4 học sinh. Suy ra số học sinh nam là 4 phần như thế bớt 4 học sinh. Từ đó ta tính được giá trị của 1 phần.

   Bài giải: Vì số học sinh nữ ít hơn 7/3 hiệu số học sinh nữ và học sinh nam là 4 em nên nếu coi hiệu số học sinh nữ và học sinh nam là 3 phần bằng nhau thì số học sinh nữ là 7 phần như thế bớt đi 4 học sinh. Suy ra số học sinh nam là 4 phần như thế bớt 4 học sinh.
                 Một phần ứng với số học sinh là:
(16 + 4) : 4 = 5 (học sinh)                                                 
Số học sinh nữ của lớp 4A là:
7 x 5 - 4 = 31 (học sinh).
Đáp số: 31 học sinh.
        Bây giờ các bạn hãy thử sức mình giải các bài toán sau nhé.
  Bài 1. Lớp 4A có 16 học sinh nam và số học sinh nữ nhiều hơn 7/3 hiệu số học sinh nữ và học sinh nam là 4 em. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nữ?

  Bài 2. Lớp 4A trồng được 21 cây; lớp 4B trồng được 22 cây; lớp 4C trồng được 29 cây; lớp 4D trồng được số cây bằng 2/11 số cây của cả 4 lớp. Hỏi lớp 4D trồng được bao nhiêu cây? 

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Chúng tôi đang up thông tin.
Chúc Bạn luôn vui vẻ và tràn ắp năng lượng!

7 loại hình thông minh



Vắn tắt về các loại hình thông minh theo lý luận của giáo sư Howard Gardner.

1. Sự thông minh về ngôn ngữ
Đây là trí thông minh của các phóng viên, người kể chuyện, các nhà thơ và luật sư. Loại tư duy này đã đem lại cho chúng ta tác phẩm "Vua Lear" của Shakespeare, "Odyssey" của Homer và truyển thuyết "Nghìn lẻ một đêm" của người Ả Rập. Người có khả năng về ngôn ngữ có thể tranh cãi, thuyết phục, làm trò hay làm hướng dẫn có hiệu quả bằng việc sử dụng lời nói. Họ thường yêu thích các cách sử dụng âm thanh của từ ngữ, thông qua sự chơi chữ, trò đố từ và cách uốn lưỡi. Đôi khi họ cũng hay đưa tin vặt bởi vì họ có khả năng nhớ các sự kiện. Họ có thể trở thành các bậc thầy về đọc và viết. Họ đọc một cách tham lam, có khả năng viết một cách rõ ràng và có thể phóng đại ý nghĩa lên theo các cách khác nhau từ những tin bài báo, bức ảnh bình thường.

2. Thông minh logic - toán học
Là trí thông minh đối với những con số và sự logic. Đây là trí thông minh của các nhà khoa học, kế toán viên và những nhà lập trình máy tính. Newton đã điều khiển và khai thác được loại trí thông minh này khi ông phát minh ra các phép tính vi phân. Einstein cũng tương tự khi ông xây dựng và phát triển học thuyết tương đối của mình. Những nét tiêu biểu nhất của người thiên về trí thông minh logic - toán học gồm có khả năng xác định nguyên nhân, chuỗi các sự kiện, cách tư duy theo dạng nguyên nhân - kết quả, khả năng sáng tạo các giả thuyết, tìm ra các mô hình số học hoặc quy tắc dựa trên các khái niệm, đồng thời ưa thích các quan điểm dựa trên lý trí trong cuộc sống nói chung.

3. Trí thông minh về không gian 
Liên quan đến suy nghĩ bằng hình ảnh, hình tượng và khả năng cảm nhận, chuyển đổi và tái tạo lại những góc độ khác nhau của thế giới không gian trực quan. Đó là mảnh đất sáng tạo của các kiến trúc sư, nhà nhiếp ảnh, nghệ sĩ, các phi công và các kĩ sư cơ khí máy móc. Người đã từng thiết kế lên các Kim tự tháp Ai Cập là người có rất nhiều trí thông minh loại này. Cũng có khả năng như vậy là các cá nhân như Thomas Edison, Pablo Picasso và Ansel Adam. Những cá nhân sở hữu loại trí thông minh về không gian ở mức độ cao, thường có một độ nhạy cảm sắc bén với những chi tiết cụ thể trực quan và có thể hình dung được một cách sống động, vẽ ra hay phác họa những ý tưởng của họ dưới dạng hình ảnh, đồ hoạ, cũng như họ có khả năng tự định hướng bản thân trong không gian 3 chiều một cách dễ dàng.

4. Loại trí thông minh về âm nhạc 
Đặc điểm cơ bản của loại trí thông minh này là khả năng cảm nhận, thưởng thức và tạo ra các tiết tấu và nhịp điệu. Đó là trí thông minh của Bach, Beethoven, hay Brahon, và cũng là loại trí thông minh của các nhạc công đàn cầm người Ba-li hay những người hát sử thi của dân tộc Nam Tư. Ngoài ra, trí thông minh về âm nhạc còn có trong tiềm thức của bất cứ cá nhân nào, miễn là người đó có khả năng nghe tốt, có thế hát theo giai điệu, biết dành thời gian cho âm nhạc và nghe được nhiều tiết mục âm nhạc khác nhau với sự chính xác và sáng suốt của các giác quan.

5. Khả năng vận động thân thể 
Là loại thông minh cả chính bản thân cơ thể. Nó bao gồm tài năng trong việc điều khiển các hoạt động thân thể của một người và trong cả thao tác cầm nắm các vật thể một cách khéo léo. Các vận động viên thể thao, những người làm nghề thủ công, những thợ cơ khí và các bác sĩ phẫu thuật là những người sở hữu khả năng này của tư duy. Cũng là người như vậy, diễn viên hài vĩ đại Charlie đã sử dụng tài năng loại này để thực hiện được rất nhiều động tác biểu diễn tài tình của ông như trong vở Kẻ lang thang nhỏ bé. Các cá nhân thuộc loại tài năng vận động thân thể có thể rất khéo léo và thành công trong nghề thêu may, nghề thợ mộc hay nghề tạo mẫu. Hoặc họ có thể ham thích và theo đuổi những hoạt động của cơ thể như đi bộ đường dài, khiêu vũ, chạy bộ, cắm trại, bơi lội hoặc đua thuyền. Họ là những người thực hành, nhạy cảm, thường xuyên muốn vận động cơ thể của họ và có "phản ứng bản năng" với các tình huống, sự vật.

6. Năng lực tương tác
Đây là năng lực hiểu và làm việc được với những người khác. Đặc biệt là, điều này yêu cầu có khả năng cảm nhận và dễ chia sẻ với tâm trạng, tính cách, ý định và mong muốn của những người khác. Thuyền trưởng trên một chiếc tàu đi biển cần phải có loại thông minh này. Trí thông minh này cũng cần cho một nhà quản lý của một tổng công ty lớn. Một cá nhân có trí thông minh về giao cảm có thể rất giàu lòng trắc ẩn và đầy tinh thần trách nhiệm đối với xã hội, chẳng hạn như Mahatma Gandhi; hoặc là người có sức lôi cuốn và khéo léo như Machiavelli, nhưng họ đều có khả năng nhìn thấu suốt vào bên trong của những người khác và từ đó nhìn ra viễn cảnh của thế giới bên ngoài bằng chính cặp mắt của những con người đó. Trong thực tế, họ rất tuyệt vời với vai trò của người môi giới, quản trị mạng, người hoà giải hoặc là thầy giáo.

7. Năng lực tự nhận thức bản thân hoặc là trí thông minh nội tâm
Một người mạnh mẽ về loại trí tuệ này có thể dễ dàng tiếp cận và nhìn rõ được những cảm xúc của chính bản thân mình, phân biệt được giữa nhiều loại trạng thái tình cảm bên trong và sử dụng chính những hiểu biết về bản thân mình để làm phong phú thêm và vạch ra con đường cho cuộc đời mình. Các thí dụ về những người có trí thông minh thiên về kiểu này gồm có các nhà cố vấn, nhà thần học, những thương nhân. Họ có thể là người rất hay tự xem xét nội tâm và ham thích được trầm tư suy nghĩ, được ở trong trạng thái tĩnh lặng hay trong các trạng thái tìm hiểu tinh thần một cách sâu sắc khác. Mặt khác họ có thể là người có tính độc lập mạnh mẽ, tính thẳng thắn cao độ và cực kỳ tự giác, có kỷ luật. Trong bất cứ trường hợp nào, họ thuộc dạng tự lập và thích làm việc một mình hơn là làm việc với người khác.

Bạn hãy nhớ rằng, cho dù bạn có nhận thấy một cách rõ ràng bản thân mình thuộc một hoặc hai dạng thông minh trong số các loại đã được mô tả ở trên, thì trong thực tế bạn vẫn luôn luôn sở hữu tất cả 7 loại trí thông minh (*). Hơn thế nữa, một cách lý tưởng là bất kỳ một người bình thường nào cũng có thể phát triển một trong số 7 loại trí thông minh nói trên của tư duy đến một mức độ đáng kể để có thể sử dụng thành thạo.

Trong cuộc đời chúng ta, 7 loại hình thông minh được thể hiện theo cách khác nhau và duy nhất ở mỗi người, không có ai giống ai. Rất hiếm khi có người đạt được một mức độ thông minh cao ở đầy đủ cả 6 hoặc 7 loại trí thông minh. Vào đầu thể kỷ XX, nhà tư tưởng người Đức Rudolf Steiner có thể được coi là một ví dụ về người có trí tuệ thông minh như vậy. Ông là một nhà triết học, nhà văn và là một nhà khoa học. Ông cũng là người sáng tạo ra một loạt các điệu nhảy, học thuyết về màu sắc và một hệ thống dụng cụ làm vườn, đồng thời ông còn là nhà điêu khắc, nhà nghiên cứu xã hội cũng như là một kiến trúc sư.

Mặt khác có một số người có vẻ như đã phát triển và đạt đến một trình độ cao chỉ một loại trí thông minh nào đó, trong khi các loại trí thông minh khác của họ lại phát triển chậm hơn nhiều và kén hẳn. Đây chính là những nhà bác học của thế giới loài người. Những người giống như nhân vật Raymond trong bộ phim The Rain Man (Người đàn ông trong mưa) đã đoạt giải Oscar, đây là những người có thể tính toán các con số bằng tốc độ của ánh sáng nhưng không thể tự chăm sóc bản thân họ. Hay những cá nhân sở hữu tài năng về điêu khắc song lại không thể đọc được, hay có những người có khả năng xướng âm một cách hoàn hảo nhưng lại cần người khác giúp buộc dây giày của họ.

Đa số trong chúng ta là những người có phẩm chất trí tuệ ở vào khoảng giữa của nhà bác học với một con người tự nhiên phát triển bình thường trong thực tế. Mỗi chúng ta thường có một vài loại trí thông minh dường như nổi trội một chút, một vài loại trí thông minh khác có thể đạt vào loại trung bình và vài loại khác nữa được xem như là gây khó khăn cho chúng ta trong cuộc sống. Dù sao đi nữa, điều quan trọng chúng ta cần phải hiểu là còn có nhiều cơ hội cho tất cả mọi người để phát triển và toả sáng kể cả với những kiểu trí thông minh không thường được sử dụng này. Người nông dân, những bậc cha mẹ, hoạ sĩ, những thợ cơ khí, và nhà buôn cũng xứng đáng sở hữu trí thông minh nhiều như các bác sĩ tâm lý, bác sĩ phẫu thuật não hay các giáo sư luật. Luận thuyết về nhiều loại trí thông minh đã tập hợp đầy đủ hàng loạt những khả năng của con người  vào một hệ thống gồm 7 loại trí thông minh, tài năng, những loại trí thông minh này có thể làm cho bất kỳ một cá nhân nào cũng có khả năng thành đạt trong cuộc sống và thu được kết quả mà mình mong muốn.

Trích dẫn từ cuốn: “7 loại hình thông minh”, tác giả Thomas Armstrong,
dịch giả: Mạnh Hải - Thu Hiền, NXB Lao động – Xã hội.

            Ths. Nguyễn Văn Nam (St)


17 diểm khác biệt giữa người giàu và người nghèo


Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao một số người dường như sinh ra là để giàu có và hạnh phúc, trong khi một số người dường như sinh ra là để nghèo khó và thất bại?

Nguyên nhân phải chăng là do sự khác nhau về học vấn, sự thông minh, thời cơ, mối quan hệ hay sự may mắn?
Câu trả lời đầy ngạc nhiên là: Không phải bất cứ yếu tố nào ở trên.
Theo T. Harv Eker, bí mật thành công của người giàu nằm ở chính trong những suy nghĩ của họ.   
STT
Người nghèo khó, thất bại, tiêu cực
Người giàu có, thành công, tích cực
1
Suy nghĩ nhỏ --> Hành động nhỏ -->Kết quả nhỏ.
Suy nghĩ lớn --> Hành động lớn --> Kết quả lớn.
2
Tập trung vào khó khăn, nhìn đâu cũng thấy khó khăn. Vì họ thích tập trung vào khó khăn nên vũ trụ thường gứi…khó khăn đến cho họ!
Tập trung vào mục tiêu, cơ hội nên họ luôn đi giải quyết khó khăn cho người khác và biến nó thành cơ hội cho mình.
3
Đổ lỗi cho người khác, hay kêu ca, oán thán, đổ lỗi cho số phận hay sự thiếu may mắn.
Tự tạo ra cuộc đời và chịu trách nhiệm với bản thân. Slogan: Tôi tạo ra cuộc đời tôi.
4
Đố kị, ghét bỏ người giàu và thành công. Không biết vì nghèo nên họ ghét giàu hay vì ghét giàu nên họ nghèo. Đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả?
Ngưỡng mộ những người thành công và giàu có khác. Họ làm được thì tôi cũng làm được. Họ luôn biết ơn những người thành công vì đã tạo ra con đường thành công để họ đi theo.
5
Kết giao với người nghèo, người thất bại để tìm kiếm sự đồng cảm. Hay nói xấu, chê bai người giàu để bảo vệ cái tôi của mình.
Kết giao với người thành công. Do vậy họ biết được con đường dẫn tới thành công của người giàu và đi theo con đường đó.
6
Ghét bán hàng và quảng cáo, tiếp thị. Họ thường khiêm tốn quá mức (hay thiếu tự tin?) nên  không dám nói cả những điều mình có.
Sẵn sàng tôn vinh giá trị bản thân. Họ thường cho người khác biết họ đang có gì và những khả năng  của họ.
7
Luôn giới hạn bản thân mình. Đối với họ, câu nói thường được dùng là Tôi không làm được, Tôi không mua được hay Tôi không xứng đáng!
Luôn đứng cao hơn khó khăn của mình. Đối với họ, vấn đề không phải là tầm vóc của khó khăn mà là tầm vóc của chính họ.
8
Để nỗi sợ ngăn cản. Khi va vào nỗi sợ, họ thu mình không dám hành động và đứng xem. Và họ cũng trở thành những khán giả…đứng xem người khác giàu có và hạnh phúc!
Hành động bất chấp sợ hãi. Người giàu luôn có những tham vọng lớn, họ quyết tâm giành được cái họ muốn và chính tham vọng đã giúp họ vượt qua nỗi sợ để hành động.
9
Không biết đón nhận. Họ được giáo dục cho đi thì tốt hơn là đón nhận, do vậy họ luôn mong muốn mình trở thành người “tốt hơn”!
Biết đón nhận. Bạn đã từng nghe Nước chảy chỗ trũng. Tại sao vậy? Đơn giản là vì chỗ trũng là chỗ biết đón nhận!
10
Chọn trả công theo thời gian
Chọn trả công theo kết quả
11
Trú trọng vào thu nhập từ lương. Họ làm việc để trả cho chi phí hiện tại và rơi vào vòng luẩn quẩn thu nhập-chi phí, nên họ phải làm việc…mãi mãi!
Trú trọng vào tổng tài sản: thu nhập lao động, tiết kiệm, sống đơn giản hóa và tạo ra nguồn thu nhập thụ động lớn.
12
Suy nghĩ chỉ một, hoặc cái này hoặc cái kia. Giữa giàu có và hạnh phúc cũng vậy, họ chỉ chọn 1, đó là hạnh phúc.
Suy nghĩ cả hai. Họ luôn hành động để có cả giàu có và hạnh phúc. Như bạn biết đấy, họ đúng là những người rất có tham vọng!
13
Tham gia cuộc chơi để không thua. Với cuộc chơi tiền bạc, họ luôn lo sợ làm sao để không bị mất tiền. Vì họ tập trung vào việc mất tiềnnên vũ trụ ủng hộ để họ được...mất tiền!
Tham gia cuộc chơi để chiến thắng. Giống như trong một trận bóng đá, họ luôn chới với tinh thần tấn công. Vì họ tập trung vào chiến thắng nên vũ trụ thường ủng hộ họ để họ chiến thắng!
14
Không biết quản lý tốt tiền của mình
Biết cách quản lý tốt tiền của mình
15
Mong muốn giàu có
Quyết tâm làm giàu
16
Làm việc chăm chỉ để kiếm tiền
Làm cho tiền làm việc chăm chỉ cho mình
17
Luôn nói tôi đã biết. Như một cốc nước đầy, không ai nói cho họ biết nữa và tầm vóc họ mãi…nhỏ bé!
Luôn học hỏi và phát triển. Tầm vóc của họ ngày càng lớn và lớn hơn tầm vóc mọi khó khăn!
      
Ths. Nguyễn Văn Nam (st)
Trung tâm Bồi dưỡng Văn hoá Khai Trí

Nghĩ lớn hơn để trở thành người giàu


Bạn mong muốn có cuộc sống như thế nào? Bạn muốn tham gia cuộc chơi như thế nào? Bạn muốn chơi trong những giải đấu lớn hay nhỏ, trong đội hình chính hay phụ? Đó là lựa chọn của bạn.

Đa số mọi người đều lựa chọn lối chơi nhỏ. Tại sao? Trước tiên, vì nỗi sợ. Họ sợ thất bại và thậm chí họ còn sợ thành công hơn. Thứ hai, mọi người thường chơi nhỏ vì cảm thấy mình nhỏ bé. Họ cảm thấy mình không xứng đáng. Họ không cảm thấy họ đủ giỏi, đủ quan trọng để tạo ra sự thay đổi thực sự trong cuộc sống của mọi người.
Nhưng hãy chú ý: cuộc sống của bạn không chỉ vì cá nhân bạn. Nó còn là sự đóng góp của bạn cho người khác. Nó còn vì sứ mạng và ý nghĩa cuộc sống của bạn trên mặt đất này vào thời khắc này nữa.  Tất cả cũng là vì sự đóng góp phần của bạn vào thế giới này nữa. Phần lớn chúng ta bị sa lầy vào “cái tôi” của mình, đòi hỏi mọi thứ phải xoay quanh cái tôi, tôi và chỉ tôi thôi đó. Nhưng nếu bạn muốn trở nên giàu có theo nghĩa tích cực của từ này, thì cuộc sống của bạn không thể chỉ vì bạn. Nó phải vì cả việc bổ sung giá trị của bạn vào cuộc sống của những người khác.
Mỗi người chúng ta đều đến với trái đất này với những tài năng bẩm sinh khác nhau. Tạo hoá đã trao cho bạn những món quà này với lý do: để bạn sử dụng và sẻ chia với người khác. Các công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng những người hạnh phúc nhất là những người có thể phát huy khả năng bẩm sinh của mình một cách tối đa. Một phần sứ mệnh cuộc sống của bạn là chia sẻ khả năng và các giá trị của bạn với càng nhiều người càng tốt. Như vậy, có nghĩa là bạn phải sẵn sàng chơi lớn.
Nếu không nhầm thì mỗi người trên hành tinh này đều mang trên mình một sứ mệnh nào đó. Nếu hiện giờ bạn đang sống, là bởi vì có một lý do cho việc đó. Richard Bach, trong cuốn Jonathan Livingston Seagull, khi được hỏi: “Làm sao tôi biết khi nào tôi hoàn tất sứ mệnh của mình?” Câu trả lời?  “Nếu bạn còn thở được thì bạn vẫn chưa làm xong sứ mệnh đó”.
Tôi đã chứng kiến nhiều người chưa thực hiện tốt công việc của họ. Tôi cũng thấy nhiều người cho phép “cái tôi” sợ hãi kia chi phối họ. Kết quả là khá nhiều người trong số chúng ta đã không sống hết với khả năng tiềm ẩn của mình – chúng ta không phải là chính mình và cũng không giúp ích được cho những người khác.
Bây giờ câu hỏi đặt ra là bạn có thể giúp đựợc bao nhiêu người và bao nhiêu gia đình. Bạn có sẵn lòng giúp mười thay vì chỉ giúp một, hai mươi thay vì chỉ mười, giúp một trăm thay vì giúp hai mươi người? Khái niệm chơi lớn mà tôi muốn nói là như vậy.
Trong cuốn sách “Trở lại với tình yêu”, tác giả Marianne Williamson đã mô tả:
“Bạn là con của Đất Trời. Bạn chơi nhỏ không giúp được thế giới. Không phải là sáng suốt trong việc co lại làm người khác không cảm thấy yên ổn bên bạn. Tất cả chúng ta đều có sứ mệnh phải toả sáng như trẻ thơ. Chúng ta sinh ra để tỏa sáng. Nguồn sáng đó không chỉ tồn tại trong một số chúng ta mà trong tất cả mọi người. Và khi chúng ta để cho chính mình được toả sáng thì trong vô thức chúng ta đã kêu gọi người khác làm điều tương tự. Khi chúng ta tự do thoát khỏi nỗi sợ của mình, hiện diện của chúng ta tự khắc làm người khác tự do”.
Thế giới không cần những người suy nghĩ hạn hẹp. Đã đến lúc phải thôi trốn tránh và hãy bước ra ánh sáng. Đã đến lúc ngừng đòi hỏi và bắt đầu dẫn dắt. Đã đến lúc bắt đấu chia sẻ những món quả mà cuộc đời này ban tặng cho bạn thay vì cứ khư khư ôm lấy chúng hay vờ như chúng không hề tồn tại. Đã đến lúc bạn bắt đầu chơi trò chơi cuộc đời theo cách “lớn”.
Suy cho cùng, tư duy hạn hẹp và kiểu hành động nhỏ nhen chỉ dẫn đến sự túng thiếu và không toại nguyện. Suy nghĩ lớn và hành động lớn sẽ mang lại cho bạn cả tiền tài lẫn ý nghĩa cuộc sống. Quyền lựa chọn là của bạn.
“Trích The Secrets of the Millionaire Mind - T. Harv Eker”
Ths. Nguyễn Văn Nam (st)
Trung tâm Bồi dưỡng Văn hoá Khai Trí

Cuộc họp thành công

Bắt đầu cuộc họp

Truyền đạt mục tiêu và kết quả mong muốn tới tất cả những người tham dự cuộc họp.
Làm rõ những cách thức tham gia và giao tiếp trong cuộc họp mà bạn mong muốn.

Đặt ra những nguyên tắc cơ bản (Tiêu chuẩn):

    * Khi nào cuộc họp dừng lại và kết thúc.

    * Các thành viên sẽ được nghe bàn thảo như thế nào.

    * Các mâu thuẫn, xung đột sẽ được giải quyết như thế nào.

    * Mong đợi những gì ở mỗi thành viên.

    * Những chủ đề chỉ được lưu hành nội bộ.

    * Hãy thể hiện rằng bạn thực sự đánh giá cao các ý kiến, nhận định và chất vấn của mọi người.

Dẫn dắt cuộc họp

    * Dành thời gian để trò chuyện và nghe mọi người nói, đồng thời chia sẻ với họ những câu chuyện đó.

    * Làm rõ và diễn giải cẩn thận những ý kiến then chốt.

    * Đề nghị mọi người đưa ra quan điểm của mình, bảo vệ những ý tưởng mới.

    * Sử dụng những “kỹ năng động não” (brainstorming techniques).

Ghi lại những ý tưởng và lưu ý trên một biểu đồ minh hoạ:

   1. Sử dụng các màu sáng và chữ in đậm.
   2. Sử dụng hình ảnh cùng các câu chữ.
   3. Sử dụng các dấu hoa thị (*) để nhấn mạnh các điểm them chốt.
   4. Sử dụng không quá 7 từ trên một dòng và 7 dòng trên một biểu đồ.
   5. Đăng tải tất cả các biểu đồ để mọi người có thể dễ dàng tham khảo khi cần thiết.
   6. Vào cuối cuộc họp, chuyển các biểu đồ này tới người thư ký ghi chép để sau đó đưa chúng vào biên bản cuộc họp.

    * Đưa ra những câu hỏi mở nhằm khuyến khích sự đóng góp ý kiến của mọi người.

    * Lịch trình cuộc họp xứng đáng để được thực hiện Hướng sự tập trung vào ư tưởng, quan điểm, chứ không phải vào những con người.

    * Ấn định những bước tiếp theo trong thời gian diễn ra cuộc họp và đảm bảo rằng những hành động này đều được phân công một cách cụ thể.

    * Bám sát chủ đề của cuộc họp đã đề ra trong lịch trình. Đừng quá lệch hướng khỏi những chủ đề đã định hay làm cho nó trở nên một cách nghiêm túc … nhưng đừng dập tắt sự sáng tạo hay làm tổn thưõng đến những người tham dự cuộc họp đang đi lệch hướng

Duy trì trọng tâm và tiến triển của cuộc họp

    * Thu nhận những thông tin và dữ liệu từ cuộc họp. Đảm bảo rằng tất cả mọi người đều đã được nghe và biết những thông tin đó.

    * Để mọi người tham dự thực thi nội dung cuộc họp, bạn chỉ là người dẫn dắt tiến trình mà thôi.

    * Biểu lộ sự cảm kích và ủng hộ những đóng góp mang tính xây dựng của mọi người.

    * Sử dụng lịch trình để đảm bảo cuộc họp tiến triển theo đúng kế hoạch.

    * Điều chỉnh nhịp độ của cuộc họp: đẩy nhanh, chậm lại, tạm ngưng, thay đổi hướng tiến triển.

    * Để mọi người biết rằng họ đang ở giai đoạn nào trong lịch trình cuộc họp đã định.

    * Sơ kết định kỳ những điểm chủ chốt và để mọi người thông qua.

    * Giúp đỡ mọi người đạt được sự đồng thuận và tìm kết luận.

Chủ tọa

    * Bạn nên chỉnh lý chương trình nghị sự và đảm bảo rằng thời gian là không bị lãng phí với từng nội dung họp hoặc các tiêu chuẩn khác khống chế thời gian thảo luận hoặc không cho phép các phát biểu dài.

    * Đảm bảo rằng tất cả được cung cấp quyền như nhau để nói

Điều hành cuộc họp

    * Đảm bảo rằng tất cả thành viên hiểu rằng tại lúc bắt đầu nội dung nào là được thảo luận, vấn đề cần giải quyết và các mục tiêu cần phải đạt được của cuộc họp

    * Lắng nghe cẩn thận và duy trì cuộc họp tập trung về các mục tiêu của nó.

    * Đơn giản hóa tất cả những phức tạp sử dụng các tóm tắt và tổng kết.

    * Ngăn chặn các hiểu lầm và sự mơ hồ và cố gắng duy trì sự trong sáng trong các buổi thảo luận

    * Kết thúc các thảo luận dài trước khi quá muộn.

    * Cố gắng để đạt được sự mãn nguyện lẫn nhau nhưng không lãng phí toàn bộ thời gian của bạn vào các nội dung đơn lẻ

    * Tại cuối của mỗi nội dung trong chương trình họp, tổng kết cái gì đã được thảo luận và cái gì đạt được sự đồng thuận.

LOAFS với các lời phê bình

    * Lắng nghe nó (Listen to)

    * Quan sát (Observe)

    * Chấp nhận (Accept)

    * Chịu đựng nó (Feel)

    * Ngậm miệng (Shut-Up)

Điều đó giải thích tại sao chúng ta có hai tai, hai mắt và chỉ có một miệng

Thời gian trình bày

    * Mục tiêu của bạn là đảm bảo công bằng và cơ hội bình đẳng cho mọi thành viên tham gia phát biểu.

    * “Bẻ gãy sự im lặng”, đặc biệt là khi các thành viên là quá nhút nhát hoặc thù địch.

    * Không cho phép “người cũ” làm hại “người mới”. Hãy nhớ rằng tất cả là bình đẳng.

    * Khuyến khích ý kiến tốt xuyên qua sự xung đột giữa các ý tưởng, nhưng cần tránh và không cho phép các mâu thuẩn cá nhân

    * Cẩn thận với những phản ánh đã đề nghị mà loại trừ nhau, chèn ép nhau. Tuy nhiên cũng có những đề nghị mà chứa đựng những mầm mống cho thành công của tương lai.

    * Khuyến khích ‘người mới” nói trước và sau đó là “người cũ”

    * Kết thúc với một lời phát biểu tích cực

Kết thúc cuộc họp

    * Giúp đỡ tập thể quyết định những bước tiếp theo.

    * Xem xét lại những bước đi tiếp theo đã được ấn định, đảm bảo rằng mỗi người đều biết rõ nhiệm vụ của mình. Hãy chắc chắn rằng mọi người đang chuyển từ “bàn bạc” sang “hành động”.

    * Ở phần kết luận, hãy tổng kết lại những gì tập thể đã làm được.

    * Lịch sự cảm ơn sự tham gia và đóng góp của mọi người trong cuộc họp

Nội dung tối thiểu cơ bản của biên bản cuộc họp:

    * Thời gian, ngày, nơi họp và chủ toạ cuộc họp

    * Tên của tất cả thành viên dự họp và thành viên vắng mặt (cùng với lý do vắng mặt).

    * Toàn bộ các nội dung thảo luận, ra quyết định, trách nhiệm cá nhân cho các nhiệm vụ được phân công.

    * Thời điểm kết thúc họp

    * Thời gian, ngày, nơi chốn cho lần họp kế.

Tài nguyên tốt nhất cuả tư liệu và ký ức của một cuộc họp là biên bản cuộc họp, vì thế hãy dùng một ít thời gian của bạn để đảm bảo rằng chúng đã được soạn thảo thích hợp.

Những hành động tiếp theo

    * Đánh giá về cuộc họp: Những gì đã làm được? Những gì chưa làm được? Những gì cần cải thiện trong những lần tiếp theo?

    * Chuẩn bị những việc “hậu- bàn bạc” sau khi cuộc họp kết thúc.

    * Trên cơ sở biên bản cuộc họp và cảm nhận của chính mình, bạn hãy soạn ra một văn bản miêu tả đầy đủ và rõ ràng về cuộc họp và đừng quên đưa vào những lời bình luận, câu hỏi, phê phán, và phân tích theo chiều sâu để nâng cao chất lượng của văn bản.

    * Gửi văn bản này tới tất cả những người tham gia cuộc họp, cũng như tới những nhân vật quan trọng khác trong tổ chức.

    * Giám sát tiến trình thực hiện các bước đi tiếp theo.

 (ST)